cuộc sống thi vị của thuỳ cốm
”không phải tốt nhất nhưng vẫn còn tốt tốt.”
Miếng gỗ Na Uy rẻ tiền,
Tương truyền trong “dân gian”, trong lúc đặt tên cho tiểu thuyết Rừng Na Uy, Haruki Murakami đã đặt dựa theo tên bài hát nổi tiếng Norwegian Wood của The Beatles. Tựa gốc tiếng Nhật là Noruwei no Mori (mori = rừng), bản dịch tiếng Việt cũng bám sát cái tên này. Nhưng tên bài hát của The Beatles lại có nghĩa là “gỗ Na Uy”, theo lý giải của Paul McCartney thì đó là ám chỉ mỉa mai về loại tấm ốp tường bằng gỗ thông giá rẻ thịnh hành thời đó ở London. Và rõ ràng The Beatles dùng từ “wood” chứ không phải “woods”.
Một chấm hiện diện,
Hồi lâu lắc, mình xem được một trích đoạn phim Việt Nam, mình không nhớ gì hết về câu chuyện hay thậm chí tên phim là gì, chỉ nhớ tình tiết cặp đôi yêu nhau, đèo nhau trên xe đạp, cô gái thò tay túm… cái ấy của bạn trai rồi đùa là xin cắn miếng gì đấy. Chà, vào đầu bài đã gay cấn như này… hấp dẫn qúa nhỉ?
Một phần tốt đẹp,
Tối hôm nọ trước khi đi ngủ, mình nằm đọc một truyện tình cảm. Cơ bản, mình thích đọc những thứ vui vẻ hường phấn cho dễ ngủ và không gặp ác mộng. Ai dè vớ phải câu chuyện phá ngang giấc ngủ của tôi!
Nào mình cùng block người nổi tiếng!
Gần đây mạng xã hội ở Mỹ đang rần rần “chiến dịch” block hết tài khoản của những người nổi tiếng #Blockout2024. Tất cả bắt đầu từ một clip ngắn vài chục giây của một cô người mẫu nọ (cũng là một hot tiktoker) quảng bá cho sự kiện MET gala*. Trong clip này cô ta có nói một câu “Let them eat cake”. Đây là ngòi nổ cho chiến dịch chống lại celeb/ KOL kể trên.
Chuyến đi mùa xuân,
Một trong những thứ mình thích nhất ở Nhật là công viên. Người ta thật biết trân trọng lẫn tận dụng thiên nhiên.
Mình thích cây cỏ hoa lá nhưng thực lòng không muốn… hoà mình vào với tự nhiên (v_v). Sâu thẳm tôi luôn là một đứa trẻ thành phố, thích nhà cửa bê tông và những thứ con người tạo ra. Nhưng cái gì phải ra cái đó. Thứ mình thậm ghét là đồ mô phỏng tự nhiên mà thô thiển; kiểu cột bê tông sơn giả gỗ vậy. Kinh khủng! Công viên ở Nhật có sự cân đối mình vô cùng mê, là thứ thiên nhiên có quy hoạch
Không đáng kể,
Trong tập 1 Tam thể, có một tình tiết mình rất thích, và không phải vì nó cảm động hay truyền cảm hứng tích cực gì. Trái lại, đó là một ví dụ tiêu cực về những cá nhân, những hành động (vốn) không-đáng-kể nhưng lại góp phần gây ra hậu quả khủng khiếp.
1 phút “nổi tiếng”,
Gần đây, có một status của mình đột nhiên “viral” khá dị. Vậy nên, mình quyết định thử tìm cách lý giải vụ này.
Vì mình,
Cứ mỗi lần có tour diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, báo chí lẫn những nhà “ngẫm” học trên FB VN lại có dịp thắc mắc sao có thể chi hàng chục triệu đồng để đi xem ca nhạc? Những lý lẽ kiểu có chừng đó tiền sao không làm từ thiện hay ít nhất mời bố mẹ đi du lịch, đi ăn mới đáng blah blah nhiều vô kể. Sao có thể nỡ lòng nào tiêu chừng ấy tiền cho việc giải trí trong khi còn bao nhiêu người nghèo khổ chật vật kiếm ăn từng bữa ngoài kia?!? Sao nỡ, sao nỡ?!?
Một thử thách đạo đức giả tưởng,
Hôm rồi nghe podcast tiếng Việt nọ, host hỏi khách mời câu "nếu mẹ & vợ rơi xuống nước, chỉ cứu được một người, bạn sẽ cứu ai?". Nghệ sĩ nam nọ ngay lập tức trả lời rằng cứu cả hai, tại sao phải chọn một. Host tiếp tục hỏi dồn, nhưng chỉ được cứu một thôi. Nghệ sĩ nọ nghĩ mấy giây rồi đáp là cứu mẹ. Còn nói thêm, nếu vợ & con rơi xuống thì cứu vợ.
Quá trình vẽ bìa Tokyo&em…,
Toàn bộ quá trình lên ý tưởng & hoàn thiện bìa sách Tokyo và em khi cánh hoa anh đào rơi.
Về minh hoạ cho doanh nghiệp,
Kể từ những năm 2010, xu hướng thiết kế phẳng, tối giản dần trở nên phổ biến. Làn sóng này sản sinh ra một phong cách minh hoạ mang nhiều tên gọi khác nhau như “Big Tech Art Style,” “Late Silicon Valley,” “Humans of Flat,"… nhưng tựu chung đều được bắt nguồn từ Corporate Memphis.
Quá trình minh hoạ Gấu vuông,
Gấu vuông kể chuyện một chú gấu hình vuông, tính gọn gàng ngăn nắp và thích mọi thứ... đều vuông vắn như mình. Tiền đề câu chuyện và nhân vật sẵn đã rất thú vị rồi. Hình vuông đều chằn chặn cũng gợi cảm giác ngay ngắn, cứng nhắc. Phần kịch bản lời mình nhận được chỉ thuần nội dung sẽ xuất hiện trên trang sách, không kèm bất kỳ chú thích hay miêu tả gì thêm. Câu văn chỉ ngắn gọn như thế này: "Trong nhà gấu mọi thứ đều hình vuông."
Vài ghi chú về xây dựng bản thảo sách,
Dù concept tác phẩm bạn xây dựng là gì, đó cũng nên là điều bạn thật sự tin tưởng. Những thông điệp, cảm xúc thành thật sẽ dễ được đồng cảm. Ấy là điều tạo nên một bản thảo tốt.
Vì sao mình không muốn tới Neverland,
Mình thích hầu hết các phim hoạt hình classic 2D của Disney, ngoại từ Peter Pan. Ngày nhỏ, mình chỉ đơn thuần không thích, cũng không nghĩ sâu và không giải thích được vì sao mình lại không thích câu chuyện này. Mình cũng đã từng đọc thử sách nhưng hầu như không nhớ gì, không có ấn tượng nào đọng lại.
Giờ khi đã lớn hơn, đọc và tìm hiểu được nhiều thứ hơn, mình liền nghĩ lại và tìm cách giải thích xem điều gì khiến mình không kết nối được với Peter Pan. Tất nhiên, có thể đơn giản nói là tôi không thích thôi nhưng… thế thì nói làm gì?
Nhưng…
Ngày trước, khi mình tham gia một workshop về creative writing, thầy hướng dẫn có dạy cho một bí kíp, kèm với bài tập thực hành để tìm kiếm ý tưởng cho câu chuyện. Đó là chữ "BUT" - nhưng.
Mọi câu chuyện đều được bắt đầu từ một mâu thuẫn. Một thanh niên tài giỏi muốn thống trị thế giới nhưng bị những thế lực khác chống trả, chết lên chết xuống mấy lần cuối cùng hồi sinh mất cả mũi. Một thanh niên khác mẫu mực, yêu nước, chính trực, lại đứng ra che giấu cho một người bạn thân từ thủa ấu thơ - người đã lỡ giết bố mẹ một người bạn thân lúc lớn đi làm của anh ta. Một thanh niên đi huỷ nhẫn nhưng lại bị chiếc nhẫn dụ dỗ đeo vào... Những mâu thuẫn này tạo ra động lực cho nhân vật. Động lực kéo câu chuyện tiến triển.
Khai bút đầu năm 2023,
Dù đã hết Tết, nhưng bây giờ mình mới nghĩ ra cái gì đấy để viết khai bút.
Hôm qua mình mới đọc lại một trong những manga ngắn (1 tập) hay nhất mình từng đọc về tình yêu, một chuyện tình bình dị, đẹp đẽ và chân thực đến nao lòng. Truyện tên là Loss time ni hanamuke o - tác giả Cocomi, tựa tạm dịch là Quà chia tay gửi tới thời gian bù giờ. Đây là tác phẩm thuộc thể loại yaoi (18+, có yếu tố sex đồng tính), tuy nhiên câu chuyện không khai thác vấn đề LGBTQ+, không phải đấu tranh với những cản trở xã hội hay come out gì gì, mà chỉ đơn thuần về hai người yêu nhau. Nếu đổi thành nhân vật nữ thì câu chuyện cũng không thay đổi gì mấy.
Có còn cần đọc truyện cổ tích?
Truyện cổ tích, giống như phim ảnh, giúp chúng ta giải trí, giáo dục, mở rộng quan điểm, phản ánh lịch sử, quan điểm, góc nhìn của nền văn hóa, giúp phát triển sự đồng cảm, trí tưởng tượng.
Truyện cổ tích thường được coi như một trò giải trí thuần túy, đặc biệt với trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, người ta đã nhận ra nhiều hơn rằng truyện cổ tích thường đề cập đến những chủ đề sâu sắc và phức tạp với vẻ ngoài đơn giản của chúng, và tính biểu tượng của truyện cổ tích đã chín muồi (tuy vậy, vẫn cần xem xét bối cảnh, thời kỳ của tác phẩm, kẻo lại suy diễn quá mức).
Chuyện đến với nghề vẽ,
Từ nhỏ, cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, mình rất thích vẽ, rất thích nghe chuyện, thích kể chuyện. Còn một câu chuyện mình và đứa em thân thiết sáng tác hồi mình 10 tuổi (em mình 9 tuổi) vẫn giữ được tới giờ, tên là Vương quốc Hoa quả, kể về dũng sĩ Dưa Hấu giải cứu vương quốc hoa quả khỏi đám sâu hại, rồi cưới được công chúa Chuối (con đức vua Cà chua). Sau hai người đẻ ra hoàng tử... Dưa chuột.
Một lời động viên,
Mình đang xem series hoạt hình Kotaro lives alone trên Netflix, kể về cậu bé Kotaro 4 tuổi sống một mình trong một khu tập thể. Có đoạn Kotaro bị ngã, xước hết cả đầu gối. Cậu phải tự rửa sạch vết thương và dán băng cứu thương. Sau khi làm xong, Kotaro sang nhà hàng xóm - một hoạ sĩ truyện tranh để xin một lời khen động viên. Kotaro giải thích rằng trước giờ cậu rất sợ việc sát trùng vết thương (tất nhiên rồi, đau mà), và đây là lần đầu tiên cậu đủ dũng cảm tự làm việc đó, thế nên cậu cảm thấy rằng mình rất xứng đáng nhận một lời khen.
Tuyệt đối an tâm,
Hồi trước mình xem phim The Good Doctor, kể về một bác sĩ thiên tài tên Shaun mắc chứng tự kỷ, có chi tiết là: Shaun vốn không biết ăn nói khéo léo trong các tình huống giao tiếp thường ngày, cậu thường nói thật & thẳng tất cả mọi thứ. Cậu khám cho một bệnh nhân xong và khi bệnh nhân hỏi tôi có khoẻ mạnh không, Shaun nói... thật, là giờ chưa thể khẳng định điều gì, luôn có nguy cơ xyz này nọ. Và chuyện đó khiến bệnh nhân nọ vừa căng thẳng, lo lắng, vừa tức giận. Lúc ấy, vị giám đốc bệnh viện, cũng là mentor của Shaun kịp thời can thiệp, giải quyết vụ việc. Ông khẳng định chắc chắn với bệnh nhân kia rằng ông hoàn toàn khoẻ mạnh, không có vấn đề gì cả đâu nhé.
Thi thoảng mình cũng viết báo.
Mời bạn đọc thử một số bài báo dài mình từng viết:
Một cuốn sách xấu xí?
Này người lớn, hạ định kiến xuống, cầm sách tranh lên đọc nào!
Anime và sự bền bỉ của hoạt hình 2D
Manga thể thao
Fanfiction: của fan, do fan & vì fan
Hoạt hình chỉ dành cho trẻ con?