Cái quả 🍌 gì thế?
Cái quả chuối gì thế? Mà bán giá 6.24 triệu đô. Đã thế còn có đứa mua?!? Cái chính là có đứa (đủ tiền) mua chứ muốn hét giá bao nhiêu chả được 🥲.
"Tác phẩm" quả chuối dán băng dính thực ra có tên chính thức là "Comedian" - diễn viên hài, do nghệ sĩ người Ý Maurizio Cattelan sáng tạo ra (ông này còn có danh xưng absurdist 🥲). Ngoài tác phẩm quả chuối, Cattenlan còn có sản phẩm khác tên là "Nước Mỹ". Sản phẩm này thì tốn tiền đầu tư hơn, là nguyên cái bồn cầu bằng vàng ròng 18k, dùng được. Tác phẩm này cũng gây ầm ỹ nhờ bị đánh cắp. Kẻ trộm quả là người... thực tế 😳, là art hay ko chưa biết nhưng vàng thật thì lúc nào cũng có giá.
“Nước Mỹ” bị pứng đi!
Cá nhân mình thấy những thứ này mang nhiều tính thử nghiệm xã hội (social experiment) hơn là kỹ năng & tài năng nghệ thuật truyền thống. Khá giống tinh thần của tập phim Black Mirror đầu tiên - The National Anthem: tác giả muốn chứng minh một quan điểm/ thông điệp mà gây được nhiều chú ý nhất có thể. Sự chú ý không quan trọng là khán giả thích hay ghét, thích thú hay thấy ghê tởm. Tất cả đều là thành công, đạt được mục đích.
Ví dụ như vụ quả chuối, nếu bạn tiếp nhận thông tin về nó và phản ứng tức là bạn đã góp phần giúp Cattelan đạt được mục đích. Những người gay gắt chê bai chính là minh chứng cho quan điểm của tác giả: ông ta biết một thứ vớ vẩn không cần chút tài năng nghệ thuật nào cũng làm được như thế này lại bán được với số tiền lớn khủng khiếp chắc chắn sẽ làm vô số người nổi giận đùng đùng, chửi bới đây đúng là... trò hề. Vậy thì chuẩn cái tên tác phẩm còn gì. Mục đích của sản phẩm là lố bịch.
Ngược lại, những người vào hùa thấy đây đúng là vở hài kịch hay, ví dụ như tay tỷ phú Trung Quốc bỏ cả tấn tiền ra mua rồi... ăn, có khi lại cảm thấy mình trên cơ thiên hạ (ít nhất tay tỷ phú đã chứng minh được mình lắm tiền, 6tr đô cũng chỉ như 6 nghìn đồng mua quả chuối ngoài chợ), vuốt ve được cái tôi dát vàng. Nhóm này dù phản ứng ngược với nhóm trên, vẫn là chứng minh cho quan điểm của Cattelan. Có rất nhiều cách để flex của cải, khoe nhưng lại giúp mình thêm tiền, người ta càng chửi mình ngu càng làm mình giàu (như Elon Musk chẳng hạn), nhưng vung tiền mua tác phẩm như này liệu có đúng là... trò hề?
Conceptual Art ko phải vấn đề. Vấn đề là cái concept có hay hay ko (đừng vì vài sản phẩm dở hơi mà hất bùn nguyên trường phái). Những thông điệp rặt sự mỉa mai, móc mỉa thiên hạ như kia ko khiến mình thấy được truyền cảm hứng, chỉ thấy thêm tuyệt vọng, u ám (ko phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần vui tươi, tích cực; nhưng nếu chủ đích chỉ là gây hấn, xấu tính ko gợi sự đồng cảm, thấu hiểu thì mình ko đánh giá cao). Nên mình hiểu ý đồ sản phẩm nhưng mình ko thích, ko quan tâm (thông điệp thiên hạ... lắm đứa ngu, ko quan tâm nghệ thuật thì có gì mới mẻ, có ích lợi gì?!).
Màn trình diễn Rhythm 0 của nghệ sĩ Marina Abramović năm 1974 kéo dài 6 tiếng, với concept là: Marina Abramović coi mình như một món đồ vô tri. Cô cho phép người xem sử dụng mình như một món trưng bày tuỳ ý.
Ban đầu người xem còn rất rón rén, hoặc dùng những thứ nhẹ nhàng như một bông hồng, lược chải tóc... Càng về sau người xem càng trở nên bạo lực tàn bạo hơn: xé áo quần, dùng dao đâm, rạch da của cô... Hiện bảo tàng ở Anh còn trưng bày 69 đồ vật người xem trong buổi trình diễn đó đã dùng lên cơ thể của Marina. Phần đông những người xem có hành động bạo lực ngày hôm đó là đàn ông.
Hoặc cuốn picturebook thuần conceptual art rất nổi tiếng: The Book with No Pictures (B. J. Novak) Cuốn sách này, đúng như cái tên của nó, ko có tý tranh nào. Chỉ có vài dòng chữ trên mỗi trang sách màu trắng. Nhưng nó rất thú vị ở điểm tạo ra tương tác & tưởng tượng chỉ nhờ vài từ ngữ đơn giản.
Nếu bạn thật sự khinh bỉ những thứ như trên, ko muốn có thêm bất kỳ sản phẩm nào như vậy nữa, cách tốt nhất là ko nói về chúng, ko cho chúng bất kỳ phản ứng nào. Như vậy mới khiến mục đích của sản phẩm thất bại. Ngoại trừ việc bào content như mị 🥲 ahuhu ngang trái.
Tuy vậy, từ những sự kiện xã hội kiểu này có thể gợi cảm hứng tạo ra các tác phẩm thật (theo định nghĩa art của mình). Ví dụ như tác phẩm của Lowcost cosplay (nghệ sĩ thị giác người Thái Lan) dưới đây. Này mới là "Comedian" gây cười ko mean nè! Rất là vibe đây-ko-phải-cái-tẩu René Magritte nhớ!
Lý do mình coi Lowcost cosplay là tác phẩm nghệ thuật: việc mô phỏng, khái quát quá hình ảnh bằng các chất liệu khác (bất kể đắt rẻ) thể hiện khả năng tư duy hình ảnh rất đỉnh. Lại còn làm được việc đó trong thời gian dài thì đích thị là năng lực! Quan trọng nhất là tác phẩm có "thái độ", sự hài hước tự nhiên là thứ rất khó đạt được.